399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Điểm vượt trội của công nghệ chiết xuất EECV tại Vitrue

Vào năm 2020 tại Hà Nội, tại buổi công bố ứng dụng đột phá công nghệ EECV từ châu Âu vào chiết xuất thảo dược tự nhiên, các nhà khoa học đã nhận định: EECV đến từ Cộng hoà Liên bang Đức là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, chiết ở điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất giảm bay hơi, cô đặc và sấy chân không giúp nguyên liệu sau khi thành phẩm vẫn giữ được gần như trọn vẹn dược tính sinh học như trên lâm sàng, phát huy hiệu quả gấp 10 lần bình thường.

1/ Những phương pháp chiết xuất thảo dược

Chiết xuất là quá trình chiết tách, lấy ra các dược chất từ những cỏ cây thảo dược thiên nhiên. Từ xa xưa, ông cha ta đã hiểu được điều này và ứng dụng vào điều trị bệnh bằng các phương pháp phổ biến như:

1.1/ Hãm trà

Với phương pháp hãm trà, dược liệu sẽ cho vào bình, chế nước sôi khoảng 80 đến 100 độ C vào, chờ ấm lại và uống. Hạn chế của phương pháp này là dược liệu chỉ được ngâm trong nước nóng trong thời gian ngắn nên không chiết tách dược nhiều dược chất. Nhiều dược chất vẫn còn nằm ở ở phần thảo dược và bị vứt bỏ.

Hãm trà ít lấy được dược chất quý

(Ảnh: Hãm trà sẽ ít lấy được dược chất từ thảo dược)

1.2/ Sắc thuốc

Khắc phục hạn chế từ phương pháp hãm trà, phương pháp sắc thuốc này sẽ đun sôi nước cùng dược chất trong thời gian dài hơn, từ đó tách được nhiều dược chất hơn. Tuy nhiên, nhiều dược chất rất dễ bay hơi và bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao và oxy không khí.

Dược chất dễ bay hơi và phân huỷ ở nhiệt độ cao

(Ảnh: Dược chất sẽ dễ bay hơi và phân huỷ ở nhiệt độ cao)

1.3/ Ngâm rượu

Với phương pháp này, các dược liệu được ngâm trong rượu, ngâm trong một thời gian dài ở nhiệt độ bình thường. Khi ngâm dược liệu trong rượu trong thời gian đủ dài, dược chất sẽ được chiết tách ra và hoà vào trong rượu. Phương pháp này cần thời gian rất lâu, có thể cần vài tháng đến vài năm mới thu được dịch chiết là rượu thuốc. Tuy nhiên, rượu thuốc thì không phải ai cũng có thể uống được. Rượu thì luôn có hại cho sức khoẻ: hại gan, hại cho hệ tim mạch, gây rối loạn tiêu hoá, biến dạng tinh trùng gây vô sinh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh,...

thảo dược ngâm rượu

(Ảnh: Ngâm rượu, phương pháp truyền thống chiết tách dược liệu)

2/ Ưu điểm vượt trội của công nghệ chiết xuất thảo dược EECV

2.1/ EECV là viết tắt của từ gì?

EECV là công nghệ chiết xuất thảo dược đến từ Devex Groups, Cộng hoà Liên bang Đức, được đánh giá cao trên toàn thế giới. EECV là viết tắt của các từ:

  • Extractive: Chiết xuất;
  • Evaporate: Bay hơi;
  • Concentrates: Cô đặc;
  • Vacuum: Chân không.

Điểm vượt trội của công nghệ chiết xuất EECV tại Vitrue

(Ảnh: Dây chuyền chiết xuất dược chất EECV đến từ Châu Âu)

2.2/ Những ưu điểm của EECV so với các phương pháp trước đây

EECV được các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành đánh giá là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, đã khắc phục được tất cả các hạn chế của các phương pháp chiết tách trước đây. EECV chiết xuất bằng dung môi có độ phân cực khác nhau, phù hợp với từng loại dược liệu khác nhau. Đồng thời, EECV tạo dòng thuỷ động mạnh, giúp tăng khả năng tiếp xúc dược chất với dung môi, giúp chiết xuất được hàm lượng dược chất cao nhất hiện nay.

Hơn nữa, quy trình chiết xuất được thực hiện ở nhiệt độ thấp dưới 40 độ C, không tiếp xúc với oxy không khí, bảo toàn dược hoạt tính sinh học của các dược chất, không gây phân huỷ dược chất như phương pháp sắc thuốc truyền thống. Tỉ lệ dược chất sau khi chiết xuất thành phẩm được xác định là hơn 90% so với dược liệu thô ban đầu. Không những thế, EECV còn giảm thiểu việc chiết ra các tạp chất trong dược liệu, tránh được sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại vào quy trình sản xuất, từ đó không cần sử dụng chất bảo quản và an toàn hơn cho sức khoẻ khi sử dụng lâu dài.

Việt Nam có rất nhiều vị thuốc quý, trong đó đa số sẽ dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Trong khi phương pháp sắc thuốc truyền thống gây phân huỷ dược chất thì EECV đang là giải pháp tối ưu, nâng cao giá trị của dược liệu, đáp ứng được nhu cầu khai thác và sử dụng dược liệu vào chăm sóc sức khoẻ con người được tốt hơn.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger