399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

6 cách trị nổi mề đay đơn giản, cách thứ 2 cực hiệu quả

Nổi mề đay khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Hầu hết, tình trạng mề đay thường không quá nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau đây là một số cách trị mề đay cực kỳ đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

1/ Bệnh mề đay là gì? Dấu hiệu bị mề đay

Nổi mề đay hay nổi mày đay là một phản ứng của các mao mạch trên da gây ra tình trạng phù cấp hoặc mãn tính ở lớp trung bì. Đây là căn bệnh phổ biến thường gặp, rất dễ nhận biết và không lây nhiễm từ người này sang người khác. 

Mề đay được chia ra làm 2 mức độ là cấp tính và mãn tính như sau:

  • Mề đay cấp: Tình trạng nổi mề đay kéo dài trong 24 tiếng đồng hồ hoặc dưới khoảng thời gian 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần. 
  • Sau đây là một số dấu hiệu nổi mề đay cơ bản, rất dễ nhận biết:
  • Nổi ban đỏ hoặc trắng trên khắp khuôn mặt, tay, chân và thân mình.
  • Các nốt ban có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Ngứa ngáy khó chịu.

Những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và không biết trước được. Đôi khi chúng xuất hiện kéo dài lên đến vài tháng hoặc vài năm.

Nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

(Ảnh: Nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh)

2/ Nguyên nhân gây nổi mề đay 

Nguyên nhân nổi mề đay đa phần là do cơ thể tiếp xúc với các chất xúc tác gây dị ứng như thực phẩm, mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú, dầu gội, sữa tắm hoặc bụi bặm trong nhà,... Khi tiếp xúc với các chất này, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng một loại protein có tên gọi là histamine cùng với một số chất trung gian khác khiến các mạch máu bị giãn nở. Sau đó, dịch từ trong mạch máu sẽ thoát ra khỏi mạch rồi tích tụ trong da gây ra hiện tượng phù mạch. Từ đó gây ra hiện tượng viêm khiến cơ thể bị nóng, sốt và phát ban đỏ. 

Còn tùy vào cơ địa của mỗi người, họ sẽ bị dị ứng với những tác nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân nổi mề đay thường gặp:

  • Sử dụng thuốc khác sinh như aspirin, ibuprofen, thuốc giảm đau như codeine hoặc các loại thuốc trị cao huyết áp.
  • Sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cà chua, sữa tươi, trứng,...
  • Dùng các chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm.
  • Tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn, vi nấm, nấm mốc hoặc các ký sinh trùng như giun chó mèo, sán chó,..
  • Tiếp xúc với lông các loại động vật như chó, mèo,...
  • Tiếp xúc với phấn hoa, bụi trong nhà, ánh nắng mặt trời.
  • Do nhiệt độ thời tiết thay đổi như trời chuyển nóng hoặc lạnh.
  • Tiếp xúc với mủ cao su, mỹ phẩm.
  • Bị ong đốt.
  • Do da bị chà xát quá mạnh.
  • Bị stress.
  • Bị nổi mề đay do lực đè ép như ngồi quá lâu, mặc quần áo quá chật hoặc mang balo quá nặng.

Bên cạnh đó, nổi mề đay còn là triệu chứng của bệnh viêm gan, nóng gan. Người bệnh sẽ bị ngứa, nổi mề đay dày và chắc. 

Dị ứng phấn hoa cũng gây ra tình trạng nổi mề đay

(Ảnh: Dị ứng phấn hoa cũng gây ra tình trạng nổi mề đay)

3/ Các vị trí dễ bị nổi mề đay 

Mề đay có thể bị nổi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Thường chúng sẽ xuất hiện nhiều tại các vùng da mỏng có nhiều mao mạch gây ra tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Sau đây là một số vị trí thường bị nổi mề đay:

  • Mặt, cổ: Người bệnh thường bị nổi mề đay trên gò má và vùng cổ. Nổi mề đay gây mẩn đỏ, sưng môi, ngứa. Thậm chí, mề đay có thể lan ra đến cổ họng gây bít tắc đường thở của người bệnh, nguy cơ sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.
  • Tay, chân: Vùng da tay và da chân thường bị nổi mề đay có chúng nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng. Thậm chí, tình trạng nổi mề đay còn xuất hiện ở bàn tay và bàn chân của người bệnh.
  • Bụng, lưng: Các nốt ban mề đay có thể xuất hiện trước bụng, sau lưng của người bệnh thành từng mảng lớn nhỏ khác nhau.
  • Mông: Đây là vùng da thường bị tiếp xúc và cọ xát với quần áo gây ra tình trạng nổi mề đay.
  • Vùng kín: Mề đay nổi ở vùng kín khiến người bệnh ngứa ngáy, ngại ngùng khó chịu.
  • Các vùng khác của cơ thể: mề đay còn có thể nổi ở các vị trí khác của cơ thể tùy vào cơ địa của từng người.

Vùng da tay thường xuất hiện các nốt mề đay

(Ảnh: Vùng da tay thường xuất hiện các nốt mề đay)

4/ Mách bạn 6 cách trị nổi mề đay tại nhà

Mặc dù nổi mề đay thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm giảm chất lượng cuộc sống  và sức khỏe của người bệnh. Bạn có thể điều trị mề đay tại nhà bằng một trong những cách như sau:

4.1/ Cách 1: Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay

Người bệnh cần xác định tác nhân gây ra tình trạng nổi mề đay là gì sau đó chỉ cần cách ly, không tiếp xúc với chúng. Chẳng hạn như không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, giảm tình trạng stress, hay dừng uống một số loại thuốc nào đó,...

Thường thì khi người bệnh không tiếp xúc với yếu tố gây nổi mề đay thì triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và mất hẳn trong thời gian khoảng 24 tiếng đồng hồ. Nếu bạn không thể cách ly các chất xúc tác gây dị ứng khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì nên đến bệnh viện để thăm khám. Đặc biệt khi bạn xuất hiện thêm một số các triệu chứng như sưng mặt, sưng môi, chóng mặt, khó thở, sưng họng,... thì cần đi kiểm tra ngay lập tức.

Dừng uống loại thuốc gây dị ứng

(Ảnh: Dừng uống loại thuốc gây dị ứng)

4.2/ Cách 2: Dùng Detox Gan 

Vitrue Detox Gan là một sản phẩm được chiết xuất 100% từ các loại thảo dược quý như Nấm lim xanh, Hoàng cầm, Xạ đen, Cà gai leo, Atiso, Trái nhàu (noni), Taurine. Sản phẩm này được sản xuất theo công nghệ EECV của Đức. Tác dụng chính là giúp tăng cường các chức năng gan, giải độc gan và phòng ngừa các bệnh lý về gan hiệu quả. Từ đó, sản phẩm sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay ở người bệnh. 

Dùng Vitrue Detox Gan giúp giảm ngứa do nổi mề đay, bảo vệ chức năng gan

(Ảnh: Dùng Detox Gan giúp giảm ngứa do nổi mề đay)

4.3/ Cách 3: Bôi kem chống ngứa 

Khi trẻ bị nổi mề đay sẽ bị ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, lúc này, bạn hãy sử dụng các loại kem chống ngứa sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ để làm giảm tình trạng này. 

Bôi kem chống ngứa khi bị nổi mề đay

(Ảnh: Bôi kem chống ngứa khi bị nổi mề đay)

4.4/ Cách 4: Chườm lạnh lên vị trí bị mề đay 

Chườm lạnh là cách trị nổi mề đay tại nhà vô cùng hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa giúp người bệnh không còn gãi ngứa làm tổn thương da.

Tuy nhiên, bạn hãy chườm lạnh bằng cách bọc vải bên ngoài đá lạnh trong tối đa 10 phút để da không bị bỏng lạnh. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện vài lần để làm giảm triệu chứng nổi mề đay. 

Chườm lạnh giúp giảm ngứa hiệu quả

(Ảnh: Chườm lạnh giúp giảm ngứa hiệu quả)

4.5/ Cách 5: Chữa nổi mề đay bằng lô hội 

Lô hội hay nha đam là một loại cây được sử dụng rất nhiều để làm đẹp. Ngoài ra còn có rất nhiều loại mỹ phẩm được chiết xuất từ loại cây nha đam này. Bởi trong cây nha đảm có chứa vitamin E có tác dụng làm giảm ngứa, dịu da và giúp làn da trở nên khỏe mạnh hơn.

Do đó, khi bạn gặp phải các tình trạng dị ứng nổi mề đay, viêm da dị ứng thì có thể dùng nha đam để làm dịu cảm giác ngừa và giúp da phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn không bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng nha đam trực tiếp. Hãy thử dùng trên một vùng da nhỏ để thử xem bạn có bị dị ứng hay không rồi mới sử dụng để chữa cho vùng da bị nổi mày đay bạn nhé.

Chữa nổi mề đay bằng cây lô hội

(Ảnh: Chữa nổi mề đay bằng cây lô hội)

4.6/ Cách 6: Thăm khám bác sĩ 

Nếu bạn đã sử dụng bằng những cách trên mà vẫn không có hiệu quả thì hay đi thăm khám bác sĩ. Bởi vì khi nổi mề đay do bị các vấn đề về gan, những người thức khuya nhiều hoặc uống nhiều bia rượu thì cần phải điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt trở nên khoa học hơn. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra mề đay và được xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời để xử lý dứt điểm tình trạng bị mày đay. 

Thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp

(Ảnh: Thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp)

Trên đây là những thông tin cụ thể về tình trạng nổi mề đay để bạn đọc tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này và có cách điều trị phù hợp hơn. Và hãy nhớ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, bảo vệ gan để có một sức khỏe tốt nhất bạn nhé

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger