399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Bị gout nên uống gì và những thức uống đặc biệt nên tránh xa

Nhiều người khi bị gout rất lo lắng không biết bị gout nên uống gì để giảm đau, giảm viêm mà không gây nóng, không gây tác dụng phụ. Vậy người bị gout nên uống gì và có những loại nước uống nào nên tránh xa? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

1/ Các thức uống giúp người bệnh gout cải thiện sức khỏe

1.1/ Nước lọc

Người bị bệnh gout nên uống nước gì mới tốt? Nước lọc chính là loại nước uống tốt nhất dành cho những người bị bệnh gout. Về số lượng, người bệnh cần uống đủ hoặc nhiều hơn 8 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến một số lưu ý sau đây:

  • Khi uống nước thì nên uống từng ngụm nhỏ.
  • Không nên uống một lần quá nhiều nước mà phải chia ra để uống nhiều lần trong ngày.
  • Không nên uống nhiều nước vào thời điểm trước bữa ăn và trong khi ăn.
  • Tập thói quen uống nước ngay khi vừa mới thức dậy.

Bị gout nên uống gì

(Ảnh: Uống nước lọc tốt cho người bệnh gout)

1.2/ Nước có tính kiềm

Những loại nước uống có tính kiềm với độ pH nằm ở khoảng từ 6.5 đến 8.5 được các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bị gout sử dụng. Bởi vì loại nước này sẽ có tác dụng điều chỉnh độ pH trong máu, nhờ đó làm giảm các triệu chứng gout cấp, giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau bệnh gout mới. Ngoài ra, loại nước này còn giúp bảo vệ thận của bạn khỏi các tinh thể urat, hạn chế bệnh sỏi thận. 

Hiện nay có một số loại nước kiềm được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Nước điện giải Ion kiềm: Loại nước này được tạo ra từ quá trình điện phân để  tạo ra nước có kiềm có độ pH >7 và hàm lượng ion OH- nhiều hơn lượng ion H+.
  • Nước khoáng: Đây là một loại nước được lấy các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất. Loại nước này được xử lý vi sinh trước khi được đưa vào đóng chai để tiêu thụ ngoài thị trường. 
  • Nước kiềm (Soda): Đây là một loại nước kiềm được tạo ra bằng cách pha các hóa chất thực phẩm có tính kiềm như soda thành nước uống. Soda nguyên chất sẽ có chứa một hàm lượng kiềm lớn bicarbonat. Đây là chất có tác dụng chuyển hóa máu và làm trung hòa lượng acid uric.

Một số lưu ý uống soda đúng cách để giúp cải thiện bệnh gout tốt hơn:

  • Nên uống soda nguyên chất mà không thêm chanh hoặc đường vào.
  • Bạn nên để soda bay hơi hết khí CO2 trước khi dùng để uống.
  • Uống soda mỗi ngày vào sau mỗi bữa ăn. 

Người bị gout nên uống nước có tính kiềm

(Ảnh: Người bị gout nên uống nước có tính kiềm)

1.3 Tinh chất trái nhàu

Tinh chất trái nhàu có những thành phần hóa học tốt cho người bệnh gout. Để hiểu rõ hơn về tính chất trái nhàu nhàu này, mời bạn đọc xem những thông tin trong bảng dưới đây:

Tác dụng Thành phần
Giảm đau

Theo các nghiên cứu, trong cây nhàu có chứa một hàm lượng lớn các chất canxi, sắt, acid folic, magie, vitamin A, B1, C, E, phốt pho, chất khoáng.

Các chất này có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gout. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm đau, giảm tình trạng sưng to ở các cơ khớp. 

Chống viêm Trong quả nhàu còn có chứa thành phần Scopolentin. Chất này có tác dụng khiến cho các khớp hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm đau hiệu quả. 
Đào thải axit uric

Nước ép quả nhàu uống vào còn giúp hình thành một loại enzyme giúp chuyển hóa purin thành axit uric tên là Xanthine oxyase. 

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C lớn có trong quả nhàu giúp ngăn ngừa các cơn đau do bệnh gout gây ra, làm tăng khả năng lọc của cầu thận. Do đó, trái nhàu còn giúp bổ thận, mát gan, lợi tiểu và giúp việc đào thải axit uric một cách dễ dàng hơn.

(Bảng: Tác dụng của tinh chất trái nhàu với người bệnh gout)

Hiện nay, Vitrue trái nhàu Extract 200 là sản phẩm được chiết xuất 100% từ trái nhàu chín qua công nghệ EECV. Loại tinh chất này giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường thải độc và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, tinh chất còn giúp hỗ trợ đường huyết, bảo vệ chức năng của hệ xương khớp, chống viêm và giảm mụn do độc tố gây ra. 

 

Sản phẩm Vitrue trái nhàu Extract 200

(Ảnh: Sản phẩm Vitrue trái nhàu Extract 200)

1.4/ Cà phê

Cà phê có chứa nhiều chất cafein, chất  này có tác dụng làm giảm lượng acid uric. Từ đó, nó sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gout, rút ngắn được quá trình điều trị. 

Trong cơ thể chúng ta có chứa enzyme là xathine oxidase. Enzyme này có tác dụng chuyển hóa purin - tiền chất của acid uric. Mà cafein lại có chức năng ức chế loại enzyme này cho nên cà phê là một loại đồ uống tốt cho người bệnh gout.

Người bị gout có thể uống cà phê để giảm acid uric

(Ảnh: Người bị gout có thể uống cà phê để giảm acid uric)

1.5/ Trà thảo dược hoặc canh rau

Trà thảo dược hoặc canh rau có thể giúp người bệnh gout làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Việc uống trà hoặc ăn canh sẽ giúp cung cấp một lượng nước lớn cho cơ thể, giảm thiểu tình trạng khó chịu do bệnh gout gây ra. 

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe cho người bệnh, bạn phải chọn kỹ lưỡng loại rau để  nấu canh hoặc loại thảo mộc để pha trà. Bởi có một số loại rau xanh có chứa lượng purin cao không tốt cho người bệnh gout như Súp lơ, bông cải, cải xoăn, rau chân vịt, nấm và măng tây.

Người bị gout nên ăn thêm canh rau hoặc uống trà thảo dược

(Ảnh: Người bị gout nên ăn thêm canh rau hoặc uống trà thảo dược)

1.6/ Nước chanh

Nhiều người thắc mắc rằng bị gout uống gì? Nước chanh là loại nước uống có chứa nhiều vitamin C - một loại chất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài việc nước chanh giúp tăng cường sức đề kháng thì nó còn giúp làm trung hòa acid uric ở  người bệnh gout. Vitamin C còn giúp thận lọc tốt hơn, loại bỏ các cid uric dư thừa ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Do đó, không chỉ nước chanh mà các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C cũng rất tốt cho người bệnh gout.

Nước chanh - thức uống cho người bệnh gout

(Ảnh: Nước chanh - thức uống cho người bệnh gout)

1.7/ Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở người mắc bệnh gout. Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng làm giảm lượng acid uric trong máu. Do đó, người bệnh có thể uống trà xanh kết hợp với thực hiện theo liệu trình điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. 

Bên cạnh đó, trà xanh còn được biết đến là một loại thức uống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm thư giãn mạch máu, duy trì sức khỏe của răng lợi, làm ổn định huyết áp.

Uống trà xanh hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm cho người bị gout

(Ảnh: Uống trà xanh hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm cho người bị gout)

1.8. Sữa ít béo hoặc sữa tách kem

Sữa ít béo và sữa tách kem là một loại thức uống tốt cho người bị bệnh gout nói riêng và người bị bệnh cơ xương khớp nói chung. Bởi vì trong hai loại thức uống này có chứa một hàm lượng lớn vitamin D, protein và canxi. Vitamin D là một chất giúp hỗ trợ tổng hợp canxi, làm xương chắc khỏe, duy trì chức năng xương nên rất phù hợp với người bị bệnh gout. Còn protein còn giúp hỗ trợ làm giảm hàm lượng acid uric trong máu. Các loại thực phẩm giàu canxi giúp làm tăng mật độ xương, loại bỏ lượng acid uric dư thừa.

Uống sữa ít béo giúp xương chắc khỏe

(Ảnh: Uống sữa ít béo giúp xương chắc khỏe)

2/ Người bị gout không nên uống nước gì?

2.1/ Bia rượu

Đây là những những loại thức uống có chứa nhiều cồn và puri. Do đó, người bị gout không nên dùng bia rượu để tránh làm tăng nguy cơ đau khớp do gout gây ra. 

2.2/ Nước ngọt / nước có ga

Nước ngọt và nước có ga sẽ có lượng đường fructose cao. Loại đường này khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm bệnh tình trở nghiêm trọng hơn. 

2.3/ Nước tăng lực

Nước tăng lực cũng là một loại đồ uống mà người bệnh gout nên bỏ qua. Nước tăng lực có chứa một lượng lớn đường frutose giống như các loại nước ngọt ở trên. Do đó, nếu bạn uống nhiều nước tăng lực sẽ chỉ khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao.

Người bệnh gout nên tránh xa bia rượu, nước ngọt, nước tăng lực

(Ảnh: Người bệnh gout nên tránh xa bia rượu, nước ngọt, nước tăng lực)

3/ Người bệnh gout nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Đối với những người bị bệnh gout hoặc những người có hàm lượng acid uric trong máu tăng lên, việc uống đủ nước là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tốt cho tình trạng bệnh tình hơn. Bởi uống đủ nước sẽ giúp duy trì giá trị pH của nước tiểu, tạo điều kiện lý tưởng để cơ thể đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp làm giảm tần suất và làm giảm các cường độ gây ra các cơn đau bệnh gout. 

Tổng quan lại, chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị bệnh gout. Qua bài viết trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã có lời giải đáp cho băn khoăn bị gout nên uống gì để hỗ trợ giảm sưng viêm và an toàn cho sức khỏe. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc nếu bạn cần tư vấn thêm về tinh chất trái nhàu, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Có thể bạn sẽ cần...

icon
backtop zalo-img.png messenger